Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Gía thi công trần vách thạch cao hoàn thiện tại quận 3 TPHCM

Gía thi công trần vách thạch cao hoàn thiện tại quận 3 TPHCM


Dịch vụ thi công trần thạch cao uy tín giá rẻ tại quận 3. Cải tạo, trang trí lại ngôi nhà thân thương cho gia đình bạn. Chỉ cần tìm đến với công ty chúng tôi bạn sẽ được tận hưởng một không gian nhà ở hoàn hảo tuyệt vời như mong đợi. Biện pháp thi công tường thạch cao, làm trần thạch cao hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Nó đang được nhiều khách hàng và nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn biện pháp thi công này. Nó mang tính thẩm mỉ, độ an toàn, và độ bền tuổi thọ cao hơn hẳn so với những biện pháp thi công cổ điển.


Trần thạch cao thường được các chủ nhà sử dụng để trang trí, đặc biệt là Thạch Cao Phòng Khách. Nhờ vào công dụng tuyệt vời trong xây dựng và tạo ra công trình có thẩm mỹ cao, thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong việc thiết kế trần nhà. Trần thạch cao sau khi được thi công và sơn màu lên rất đẹp và sang trọng. Thay vì phải mua rất nhiều xi-măng, gạch, sơn và nhân công để ngăn phòng ra vô cùng tốn kém, chi phí có thể lên đến hàng chục triệu nhưng lại chiếm diện tích lớn, giải pháp được chúng tôi thay thế chính là sử dụng thạch cao làm vách ngăn. Chỉ với đơn giản một vài thanh thép cứng cáp được cố định thành khung ban đầu, ghép những tấm thạch cao có sẵn và bắt vít vào và sơn thẩm mỹ lên là bạn đã có một vách ngăn hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu với thời gian thi công nhanh và chi phí thấp. Trung tâm trần vách thạch cao Bách Khoa là đơn vị hàng đầu trong việc lắp đặt trần thạch cao TPHCM với mức giá ưu đãi.
>>Xem thêm: Thi công trần vách thạch cao
Nếu bạn muốn làm trần thạch cao thì có loại trần chìm, trần giật cấp và trần thả.
     * Trần thạch cao khung chìm : Trần nhà sử dụng khung xương chìm Vĩnh Tường vừa chắc chắn vừa có độ thẩm mỹ cao, đa dạng về phong cách kiến trúc. Chính vì vậy mà nhiều khách hàng và chủ đầu tư hoặc ngay cả các nhà thi công rất ưa chuộng thi công trần thạch cao khung trần chìm.
Trần thạch cao khung chìm là gì? là loại trần nhà được cấu tạo bởi các tấm thạch cao lắp ghép và liên kết với khung xương chìm.

- Ưu điểm:
Có tính thẩm đẹp cao, dễ định hình với nhiều kiểu thiết kế cho bạn chọn lựa. Chi phí cho thi công trần thạch cao khung chìm không quá cao phù hợp cho những công trình như nhà phố, biệt thự,...
- Nhược điểm:
Không phù hợp với những ngôi nhà cấp 4 mái tôn dễ thấm nước, có thể bị nứt sau nhiều năm sử dụng.
Thạch cao là một loại vật liệu bền, trang trí đẹp nhưng nó khá kỵ nước trừ khi bạn sử dụng tấm thạch cao chịu nước chuyên dụng. Chính vì vậy trước khi thi công cần kiểm tra thật kỹ, xử lý dứt điểm các vị trí trên mái có thể gây thấm dột nước xuống trần. Ngoài ra, thạch cao cũng là một loại vật liệu có thể bị co ngót bởi sự thay đổi thời tiết, nên không thể tránh khỏi những vết nứt ở các vị trí trét mastic. Tuy nó chỉ rất nhỏ song cũng làm giảm đi tính thẩm mỹ của trần nhà. 
Bạn cũng đừng quá lo lắng về điều này, nếu được thi công bởi những tay nghề dày dạn kinh nghiệm, cẩn thận, trần khung chìm vẫn còn đẹp như mới sau 5 năm.
Thi công trần thạch cao khung chìm như thế nào?
- B1: Sử dụng thước đo hồng ngoại để đo độ cao trần, Kiểm tra kỹ càng các thông số đo thực tế và trên bản vẽ để có phương án xử lý cụ thể.
- B2: Đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Thông thường, thợ thi công sẽ sử dụng máy bắn cốt, ống nivo, ống bắn mực,.v.v.
- B3: Thợ thi công tiến hành treo nẹp viền tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít sao cho cự li cao nhất 0,3m giữa các lỗ đinh.
- B4: Lắp đặt ty treo sao cho một đầu được liên kết vào hệ xương chính, đầu còn lại vít liên kết với trần hoặc mái nhà. Giữa 2 điểm treo cách đều nhau là 1,2m. Trong khi đảm bảo khoảng cách 0,3m cao nhất cho những điểm treo đầu tiên đối với tường nhà.
- B5: Thợ thi công treo xương chính liên kết với ty của điểm treo nhằm tạo ra khung dọc cách nhau 1m.
- B6: Sử dụng bát liên kết để kết nối xương phụ và xương chính tạo khoảng cách 0,4m.
- B7: Thợ thi công quan sát kỹ cân chỉnh sao cho khung xương đều tạo thành mặt bằng sau đó bắt tấm thạch cao vào khung xương phụ bằng đinh vít. Chú ý các mũ vít phải chìm sâu vào mặt tấm đảm bảo độ chắc chắn. Vị trí các vít đều nhau và <=0,2m.
- B8: Cuối cùng, sử dụng bột trét hoặc các vật liệu kết dính chuyên dụng để phủ kín khe nối giữa các tấm thạch cao. Tay nghề của các thợ thi công phải đạt trình độ khá mới đảm bảo mặt trần phẳng hoàn toàn không có vết gợn.

>>Tham khảo: Gía thi công trần vách thạch cao hoàn thiện tại quận 2 TPHCM

     *Thạch cao khung xương Trần nổi (trần thả):  


-Tấm Trần nổi (trần thả) : Sử dụng tấm DURAflex có các độ dày sau: 4mm, 4.5mm  hoặc Tấm thạch cao Vĩnh Tường có độ dày 9mm làm trần nổi  in hoa văn hoặc dán PVC, tối ưu cho sự lựa chọn của người sử dụng.

Ưu điểm: 

-Trần nổi (trần thả) với ưu thế dễ lắp đặt, tiết kiệm thời gian, dễ tháo lắp để bảo trì sửa chữa hệ thống cơ điện, báo cháy bên trên. 

Ứng dụng:

-Trần nổi  (trần thả) thường được sử dụng cho các công trình văn phòng làm việc, nhà xưởng v.v....

Các bước thi công trần thả như sau:
Cấu tạo:

-Khung xương Trần nổi (trần thả):  Sử dụng khung xương Vĩnh tường

-Tấm Trần nổi (trần thả) : Sử dụng tấm DURAflex có các độ dày sau: 4mm, 4.5mm  hoặc Tấm thạch cao Vĩnh Tường có độ dày 9mm làm trần nổi  in hoa văn hoặc dán PVC, tối ưu cho sự lựa chọn của người sử dụng.
Chúng tôi cũng nhận thi công thạch cao quận 3
* Các bước thi công trần thả như sau:
– B1:Xác định độ cao của trần lấy, dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột.
– B2:Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm.
– B3 – 4:Phân chia trần
Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :
610mm x 610mm 600mm x 600mm.
610mm x 1220mm 600mm x 1200mm.
– B5:Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
– B6:Thanh dọc (thanh chính )
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
– B7:Thanh ngang ( thanh phụ )
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm ).
– B8:Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
– B9:Lắp đặt tấm lên khung
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
– B10:Kẹp tường
Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
– B11: Xử lý viền trần

Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Để hiểu rõ thêm về giá cả, thi công  thạch cao vui lòng tham khảo trang web http://www.tholamthachcao.com  của chúng tôi tại đây.
Nguồn: www.tholamthachcao.com